-
ĐAU HÔNG BÊN PHẢI LÀ BỆNH GÌ? 10 CĂN BỆNH CHỦ QUAN GÂY TÀN PHẾ
Tuesday 21 May 2019 - no comments
ĐAU HÔNG BÊN PHẢI ĐANG CẢNH BÁO 10 BỆNH NGUY HIỂM NÀO?
VIÊM KHỚP HÁNG
Viêm khớp háng bên phải sẽ gây ra cơn đau ở vùng háng bên phải, lan lên gây đau vùng hông bên phải là dọc xuống đùi. Cơn đau lan lên vùng hông nhiều hơn khi ổ chảo khớp háng bị viêm, rách sụn ổ chảo khớp háng.>> https://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/dau-lung-va-mot-so-cach-dieu-tri-tai-nha/
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Trong viêm khớp dạng thấp, khớp đầu gối và khớp háng là 2 vị trí khớp bị viêm đau nhiều nhất. Cũng vì thế chứng đau hông bên phải là biểu hiện của người bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Đau tăng lên khi thay đổi thời tiết( khi có gió mùa) và đau nhiều về đêm.RẠN NỨT XƯƠNG CHẬU
Khi phần xương chậu bên phải bị rạn nứt ( có thể do tai nạn xe cộ, ngã từ trên cao,…) sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau vùng xương hông phải và đau mông.CHẤN THƯƠNG CƠ HỌC
Đau vùng hông bên phải do chấn thương cơ học thường do bê vác vật nặng không đúng tư thế, tư thế ngồi làm việc, đọc sách, xem tivi không đúng. Có thể do hoạt động chơi thể thao quá mức hoặc chấn thương khi chơi thể thao.THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG
đau hông bên phải là bệnh gì và cách chữa tại nhà-2Việc xương cột sống vùng cột sông thắt lưng hông gần xương cụt bị thoái hóa sẽ gây những tổn thương lên cột sống, dây chằng, dây thần kinh. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống vùng thắt lưng được chia làm 3 đó là tuổi tác(40-55 tuổi), chấn thương tích tụ, di truyền. Ngoài làm bị đau hông phải, thoái hóa cột sống còn dẫn đến những bệnh lý xương khớp khác như:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa kéo theo bao xơ ngoài đĩa đệm bị rách, ngoài ra thoái hóa đĩa đệm còn khiến đĩa đệm bị xẹp khiến các đầu xương cọ xát vào nhau. Khi nhân nhày thoát ra ngoài chèn ép dây thần kình sẽ gây ra cơn đau một bên hông phải.
Gai cột sống thắt lưng hông: Gai cột sống chính là hệ quả của 2 bệnh lý đó là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Các gai xương được hình thành khi cơ thể phản ứng lại với việc các đầu xương sụn cọ xát vào nhau. Bản thân các gai xương không đau nhưng chúng đâm, trọc vào mô mềm xung quanh gây ra các tổn thương và các cơn đau.
Đau dây thần kinh hông to: 2 dây thần kinh này đều xuất phát từ cột sống thắt lưng khi các dây thần kinh này bị tổn thương do gai xương hoặc đĩa đệm chèn ép gây ra các cơn đau từ thắt lưng, đau ở hông bên phải, đau từ mông xuống bắp đùi, bắp chân và bàn chân.
ĐAU DÂY THẦN KINH KINH TỌA
Cơn đau xuất phát từ thắt lưng xuống đùi sau và xuống bàn chân. Đau hông bên phải do đau thần kinh tọa có nguyên nhân từ cột sống bị thoái hóa gây ra những triệu chứng thoát vị đĩa đệm, gai cột sống làm chèn ép và gây tổn thương dây thần kinh tọa.SỎI NIỆU QUẢN
Khi bị sỏi niệu quản người bệnh chịu cơn đau quặn thận, đau nhiều khi sỏi di chuyển. Cơn đau hông bên phải được bắt đầu ở thắt lưng sau đó lan xuống niệu quản, qua bộ phận sinh dục xuống mặt trong của đùi.NÊN LÀM GÌ KHI BỊ ĐAU HÔNG BÊN PHẢI DỮ DỘI
Khi người bệnh bị đau hông bên phải dù chưa biết do nguyên nhân từ đâu người bệnh cũng cần tránh vận động mạnh, nên nghỉ ngơi nhưng không nằm nghỉ hẳn trên giường mà nên vận động nhẹ nhàng. Cần lưu ý những tư thế khi vận động đặc biệt là khi ngồi. Không bê vác, làm các công việc nặng tránh các tổn thương thêm ở vùng hông.CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU HÔNG BÊN PHẢI HIỆU QUẢ TỪ NHỮNG NGUYÊN NHÂN
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau hông bên phải mà có cách xử trí khác nhau. Nếu đau do chấn thương cơ học, người bệnh có thể chườm nóng bằng khăn, có thể sử dụng các miếng cao dán để giảm đau. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để giúp các khớp xương cột sống ở hông được linh hoạt tránh bị cứng khớp.Nếu đau phần hông bên phải do các bệnh về thoái hóa xương cột sống, ngoài các bài tập vận động giúp giãn cơ. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm đối với tây y hoặc châm cứu, xoa bóp kết hợp dùng thuốc đông y. Điều quan trọng là người bệnh cần đi thăm khám chứ không được tự ý mua thuốc về uống.
-
Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
Tuesday 7 May 2019 - no comments
Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa gây đau nhức cột sống thắt lưng lan xuống hông, sau mông đùi, khoeo chân và gót chân. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển, công việc, sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây đau thần kinh tọa? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng những chuyên gia của Việt Nam Forestry tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ tủy sống đến hông và mặt sau của cẳng chân. Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép.
Đây là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý về dây thần kinh, chứ không phải là một loại bệnh, thường được kiểm soát sau thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.
Xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/than-kinh-toa/dau-nhuc-tu-mong-xuong-bap-chan/
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Các triệu chứng dấu hiệu đau dây thần kinh tọa điển hình bao gồm:
- Đau lưng dưới kéo dài qua hông và mông, xuống một chân.
- Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
- Có thể bị tê chân như bị kiến cắn, châm chích.
- Cơn đau có thể nhẹ, đau nhức buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.
- Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể gây khó khăn khi di chuyển, thậm chí không đi lại được.
Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nguyên nhân phổ biến nhất chính là thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như tấm đệm giữa các đốt sống của cột sống. Những đĩa này trở nên yếu hơn khi già đi và dễ bị tổn thương hơn. Khi đĩa đệm cột sống lồi ra và chèn ép vào rễ dây thần kinh sẽ gây đau thần kinh tọa.
Hẹp cột sống
Sự hao mòn tự nhiên của đốt sống có thể dẫn đến hẹp ống sống. Hẹp ống sống có thể gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa, gây đau thần kinh tọa, thường gặp ở người cao tuổi trên 60 tuổi.
Khối u cột sống
Trong một số ít trường hợp, đau thần kinh tọa có thể do các khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo tủy sống hoặc dây thần kinh tọa. Khi một khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.
Viêm khớp thoái hóa
Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Khi bị viêm khớp, thoái hóa sẽ gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa.
Hội chứng cơ hình lê
Cơ hình lê là cơ tìm thấy sâu bên trong mông. Nó kết nối cột sống dưới với xương đùi trên và chạy trực tiếp qua dây thần kinh tọa. Nếu cơ này đi vào co thắt, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa, gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa. Hội chứng cơ hình lê phổ biến hơn ở phụ nữ
Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Các nguyên nhân khác của đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương.
Nói chung, bất kỳ tình trạng kích thích hoặc nén dây thần kinh tọa có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa.
Một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể của đau thần kinh tọa có thể được tìm thấy.
Đối tượng dễ bị đau dây thần kinh tọa
- Những người ở độ tuổi từ 30 – 50.
- Phụ nữ mang thai dễ gặp phải do áp lực lên dây thần kinh tọa từ tử cung.
- Người mắc các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp cột sống…
Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa
Gồm bác sĩ khám và chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ khám
Để chẩn đoán đau dây thần linh tọa, bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh. Các câu hỏi như: Cơn đau nằm ở vị trí nào? Nó bắt đầu như thế nào?
Bác sĩ có thể yêu cầu ngồi xổm, đi bằng ngón chân, gót chân hoặc nâng cao chân mà không uống cong đầu gối. Đây là cách giúp bác sĩ xác định có thể là dây thần kinh tọa bị kích thích hay không?
Chẩn đoán hình ảnh
Kết hợp với khám là dùng hình ảnh để chẩn đoán. Có thể bác sĩ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để biết thêm thông tin về vị trí, nguyên nhân dây thần kinh tọa bị kích thích. Bao gồm:
- Chụp X – quang: Xác định bất thường xương nhưng không thể phát hiện các vấn đề về thần kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Dùng thuốc nhuộm tương phản để thu về hình ảnh của tủy sống và dây thần kinh. Nhờ đó xác định nguyên nhân đau thần kinh tọa và có hướng điều trị.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Thấy được sự liên kết của các đốt sống, dây chằng và cơ bắp.
Biến chứng đau thần kinh tọa
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần và không gây hại lâu dài. Tuy nhiên, trong một số rất ít trường hợp, có thể xảy ra biến chứng mất kiểm soát bằng quang hoặc ruột. Khi đó, cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức, tránh hậu quả vĩnh viễn
-
Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không
Friday 19 April 2019 - no comments
Viêm cột sống dính khớp được coi là 1 bệnh lý mạn tính hết sức nguy hiểm, các biểu hiện của bệnh ban đầu thường rất mờ nhạt và khó có thể phát hiện được. Chính vì thế viêm cột sống dính khớp có di truyền không hiện đang là nỗi lo của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời
Nguyên nhân gây ra viêm cột sống dính khớp
Cũng như các bệnh lý về cơ xương khớp khác, viêm cột sống dính khớp ngày nay cũng chưa thể tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một vài nghiên cứu và suy đoán cho biết lý do gây bệnh được bắt nguồn từ một số tác nhân sau đây:
- Do vi khuẩn: Những loại vi khuẩn ở hệ tiêu hóa và đường niệu dục như Gonococcus, Salmonella, Yersinia, Chlamydia… có thể coi là một trong nhiều yếu tố gây bệnh.
- Tác động của cơ địa: Bệnh mắc phải phần lớn là ở nam giới tuổi dưới 30 (chiếm đến 90% số trường hợp) tổng các ca bệnh.
- Bệnh có mối liên hệ mật thiết với kháng nguyên HLA-B27 âm tính và dương tính. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 20% số người mang HLA-B27 bị bệnh viêm cột sống dính khớp.
- Các tác nhân thuận lợi khác như chấn thương, nhiễm trùng, sinh sống tại những nơi ẩm thấp, mất vệ sinh cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi làm cho bệnh phát triển.
Xem thêm: Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm cột sống dính khớp có di truyền không
- Như đã trình bày ở trên, kháng nguyên HLA-B27 có sự liên quan mật thiết đối với bệnh viêm cột sống dính khớp. Gen này chịu tác động đặc biệt của quá trình di truyền, và tức là việc viêm cột sống dính khớp di truyền là có thật. Nhưng tỉ lệ này cũng chỉ chiếm khoảng 50%.
- Theo như nghiên cứu khoa học, kháng nguyên HLA tập trung phần lớn tại màng của các tế bào có nhân chẳng hạn như là da, tim, lá lách, thận, phổi…
- HLA-B27 là 1 trong 92 loại HLA của cơ thể con người. Một khi HLA-B27 phối hợp cùng với một vài ảnh hưởng từ những yếu tố ngoài môi trường thì sẽ tạo ra nguy cơ gây bệnh viêm cột sống dính khớp.
- Ở thế hệ con cháu, nếu như người đó cũng mang HLA-B27 dương tính thì nguy cơ mắc bệnh sẽ nhiều hơn 40 lần so với những người bình thường.
- Ở người mang gen HLA-B27 âm tính, thì chỉ có khoảng 10% số người mắc bệnh.
Tóm lại, cho dù người mang gen HLA-B27 nhưng khẳng định 100% người đó sẽ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Và tỉ lệ di truyền sang con cháu cũng không phải 100%.
Lời khuyên cho người bị viêm cột sống dính khớp
- Viêm cột sống dính khớp sẽ tác động xấu tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như là khả năng sinh sản của bệnh nhân.
- Mỗi chúng ta đều chưa có vacxin kháng bệnh, chính vì thế, con của những bệnh nhân này cần phải được tiến hành thăm khám sớm để có thể chẩn đoán chính xác xem bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không.
- Đối với nam giới tưới dưới 30, khi thấy mình có các biểu hiện của viêm cột sống dính khớp cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời. Không ít người cứ để cho các dấu hiệu đau lưng âm ỉ xảy ra trong vài năm, đến lúc đi khám bác sĩ thì khi đó những khớp đó đã dính lại với nhau theo dạng đốt tre và không có cách nào để khắc phục được.
- Sử dụng những phương pháp hỗ trợ điều trị ngay từ sớm để hạn chế mức độ ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống hàng ngày.
- Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh viêm cột sống dính khớp cần phải hạn chế bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác. Cần cung cấp thêm vào thực đơn của mình những món ăn chứa nhiều canxi, vitamin D, hơn nữa chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể cho tốt.
- Tập thể dục vừa phải, nhẹ nhàng và đều đặn cũng là việc cần làm.
- Điều trị bệnh là quá trình diễn ra cả đời, vì thế bệnh nhân nên lựa chọn thuốc Đông y để điều trị sẽ phù hợp và tiết kiệm chi phí hơn.
Tìm hiểu viêm cột sống dính khớp sống được bao lâu
Qua bài viết trên, các bạn cũng đã biết viêm cột sống dính khớp có di truyền không. Bệnh nhân nếu như đang có ý định lập gia đình và sớm sinh con thì nên tiến hành ngay từ khi còn trẻ, lúc này bệnh còn nhẹ, chưa bước sang giai đoạn biến chứng. Chúc các bạn thành công.
-
Phẫu thuật cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền
Wednesday 17 April 2019 - no comments
Trĩ là một trong nhiều bệnh lý gây ra sự phiền toái cho nhiều người. Hơn thế nữa, bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của bệnh lý này. Tại Việt Nam, bệnh trĩ càng ngày càng phổ biến hơn, chiếm tới 60% số người mắc bệnh. Một khi đã mắc phải bệnh trĩ thì việc chữa trị và phẫu thuật là hết sức cần thiết. Vậy câu hỏi đặt ra là cắt trĩ ngoại có đắt tiền không? Cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây
Nguyên nhân của trĩ ngoại
- Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý hậu môn trực tràng hay gặp nhất. Nó xuất hiện bởi sự co giãn quá độ của những dây tĩnh mạch tại vùng hậu môn.
- Thói quen ăn uống, dinh dưỡng không khoa học, điều độ, uống không đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều đồ ăn, gia vị cay nóng, lam dụng chất kích thích và ăn quá nhiều chất đạm…
- Thói quen đi đại tiện không tốt, vừa đi vừa chơi game, đọc sách, điều này tác động xấu tới hệ tiêu hóa, đường ruột gây ra bệnh trĩ.
- Ngồi hay đứng quá lâu tại một chỗ, đặc biệt là dân văn phòng sẽ dễ mắc bệnh trĩ hơn do hậu môn luôn phải chịu áp lực, máu không lưu thông, gây ra bệnh trĩ ngoại.
Tham khảo tại: Trĩ nội - Trĩ ngoại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh dễ dàng
Tùy vào cấp độ của bệnh trĩ mà sẽ có biện pháp chữa trị là khác nhau. Bệnh trĩ sẽ được phân chia thành 4 mức độ. Ở cấp độ 1, 2 bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp nội khoa chẳng hạn như dùng thuốc để điều trị, nhưng nếu bệnh đã bước sang cấp độ 3, 4 thì tình hình bệnh lúc này đã nặng hơn và buộc người bệnh phải sử dụng tới biện pháp phẫu thuật để cắt bỏ trĩ ngoại
Yếu tố tác động đến chi phí của việc cắt trĩ ngoại
Khi người bệnh nhắc tới phẫu thuật cũng đều cảm thấy lo lắng, ái ngại về các biến chứng sau phẫu thuật mà mình có thể gặp phải và cũng như là lo lắng về giá tiền cho 1 ca phẫu thuật cắt trĩ ngoại. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật tại mỗi bệnh viện là khác nhau bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều những yếu tố khác như:
- Cơ sở phẫu thuật
Mỗi cơ sở y tế khám chữa bệnh sẽ có chất lượng dịch vụ khác nhau, trang thiết bị y tế cũng như cơ sở hạ tầng là khác nhau. Do đó yếu tố này sẽ tác động tới chi phí phẫu thuật cắt trĩ ngoại
- Biện pháp áp dụng
Biện pháp cắt trĩ truyền thống bằng tia laser: Đây là phương pháp thông thường, gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình cắt và có thể bị chảy máu
Biện pháp cắt trĩ hiện đại gồm có PPH (longo) và HCPT: Cả hai biện pháp này đều là biện pháp hiện đại, độ hiệu quả cao, đặc biệt không hề gây đau đớn cho bệnh nhân, lại còn giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.
- Tình trạng của bệnh
Đối với người bệnh bị trĩ nhẹ thì sau khi phẫu thuật xong, không nhất thiết phải nằm viện để có thể tiết kiệm chi phí. Người bệnh hoàn toàn có thể được theo dõi tại nhà.
Còn riêng đối với trường hợp bị trĩ nặng thì chi phí lúc này sẽ đắt đỏ hơn nhiều, bởi vì ca phẫu thuật lúc đó sẽ khó khăn hơn và người bệnh cũng cần nhiều thời gian để phục hồi hơn.
Chi phí phẫu thuật trĩ ngoài thường dao động trong khoảng 3 – 20 triệu đồng. Bạn cũng đừng nên ham rẻ mà lựa chọn phải trung tâm y tế không uy tín, thiếu tin cậy, vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau quá trình phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: trĩ ngoại có cần phẫu thuật không
Cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền
Tại mỗi bệnh viện khác nhau sẽ có mức giá phẫu thuật cắt trĩ ngoại là khác nhau bởi vì chi phí lúc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà chúng ta vừa liệt kê ở trên.
Để có thể giúp bạn nắm rõ hơn về chi phí phẫu thuật cắt trĩ ngoại, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn bảng giá tham khảo về chi phí phẫu thuật cắt trĩ của một bệnh viện lớn ở TP.HCM, đó là Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố HCM, đã được Bộ Y tế phê duyệt trong năm 2016
- Phẫu thuật cắt trĩ và nứt hậu môn: 3.000.000 đồng
- Phẫu thuật cắt bỏ trĩ vòng: 3.500.000 đồng
- Phẫu thuật thắt trĩ có kèm bóc tách, cắt một bó trĩ: 2.200.000 đồng
- Phẫu thuật trĩ tắc mạch: 2.200.000 đồng
- Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Nguyễn Đình Hối (cắt trĩ từ 2 bó trở lên): 2.461.000 đồng
- Phẫu thuật điều trị trĩ kỹ thuật cao (phương pháp Longo): 3.500.000 đồng
- Phẫu thuật cắt trĩ theo Milligan Morgan (cắt trĩ từ 2 bó trở lên): 2.461.000 đồng
- Phẫu thuật khâu trĩ theo Longo cải biên (phương pháp Longo): 2.200.000 đồng
Bài viết trên đã giúp bạn biết được cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền. Tùy vào tình trạng bệnh và hoàn cảnh gia đình mà bạn có được lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân. Chúc bạn thành công
-
Các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Friday 12 April 2019 - no comments
-
Các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Friday 12 April 2019 - no comments
Thoái hóa khớp gối được biết đến là 1 trong nhiều bệnh lý hay gặp nhất về cơ xương khớp. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng tập trung phần lớn là người già và trung niên. Để có thể chữa trị thoái hóa khớp gối, ngoài việc áp dụng các phương pháp Tây y, thì hiện nay đang ngày càng nhiều bệnh nhân tìm tới biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y. Vì biện pháp này vừa đem lại hiệu quả điều trị cao lại vừa không để lại tác dụng phụ nguy hiểm, hơn nữa lại vô cùng tiết kiệm chi phí.
Ưu điểm của điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Đa số những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây Y cho ta kết quả điều trị gần như là tức thì, nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tác nhân ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm đau khớp gối
Để bệnh nhân giảm đau ngay tức khắc, trong các đơn thuốc Tây thường bao gồm những loại thuốc giảm đau. Những loại thuốc này nếu sử dụng dài hạn sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới dạ dày, gan, hay là thận của bệnh nhân.
Bởi thế, điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y ngày nay đang được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng, bởi vì nó có các ưu điểm như:
- Không gây ra tác động xấu đến dạ dày, thận, gan, và an toàn tuyệt đối.
- Đạt hiệu quả điều trị cao mà lại có tác dụng chữa bệnh từ gốc rễ, ngăn ngừa tái phát.
- Dễ thực hiện: Các bài thuốc Đông Y ngày nay đã được bào chế theo dạng viên nén nên vô cùng tiện lợi cho người bệnh.
- Chi phí thấp: Chi phí chữa trị thoái hóa khớp gối bằng Tây Y sẽ tốn kém hơn nhiều. Trong khi đó, điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y vừa cho ta hiệu quả dài lâu mà chi phí còn thấp hơn, an toàn hơn.
3 Bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp gối
Bài thuốc số 1: lá lốt trị thoái hóa khớp gối
Chuẩn bị: 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cây vòi voi, 30g rễ cỏ xước.
Thực hiện:
Những nguyên liệu trên sử dụng khi còn tươi, tiếp theo đem thái nhỏ rồi sao vàng đều. Cho vào ấm sắc cùng 3 chén nước đầy, đến khi nào còn 1 chén thì chắt ra. Sử dụng 3 lần/ngày. Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể sử dụng thêm một vài bài thuốc chườm bên ngoài để có thể tăng cao hiệu quả trị liệu ví dụ như sử dụng lá ngải cứu tươi đem giã nhuyễn, sao với rượu rồi chườm lên vị trí khớp bị đau. Hoặc là rang muối nóng lên, bọc vào mảnh vải nhỏ, mỏng rồi chườm vào vị trí khớp bị thoái hóa để có thể giảm sưng đau.
Bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y từ cây Dây Đau Xương
Sử dụng 20g Dây Đau Xương để sắc uống sẽ cho tác dụng giảm đau. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng cây Dây Đau Xương này cùng với gừng tươi, Lưỡi Hổ, Lá Lốt tươi để giã nát sao cùng với dấm hoặc rượu để chườm đắp vào vị trí khớp bị đau rồi bó lại. Khi hỗn hợp này bị nguội đi thì lại đổ ra và sao nóng lại để đắp tiếp.
Kiên trì áp dụng liên tục trong 7-10 ngày để có thể giảm đau nhức và sưng viêm gây ra bởi thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối từ Rễ Đinh Lăng
Chuẩn bị: Lá Lốt 10g, Hà Thủ Ô 12g, Thiên Niên Kiện 10g, Cây Xấu Hổ (Trinh Nữ) 12g, Cỏ Xước 16g, Quế Chi 8g, Thổ Phục Linh 16g, Sinh Địa 12g.
Thực hiện:
Lấy tất cả những vị thuốc kể trên đem sắc cùng với nhau, đun trong khoảng 30-40 phút. Chia thành nhiều lần sử dụng trong ngày.
Trên đây là những thông tin hữu ích về điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, từ ưu điểm cho đến các bài thuốc phổ biến. Tất cả những bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y kể trên đều rất công hiệu trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối nhưng nó còn tùy thuộc vào sự kiên trì của người bệnh. Hơn thế nữa, nếu như sắc thuốc và thực hiện sai cách sẽ không đem đến hiệu quả tốt cho bệnh nhân. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.
Nguồn tham khảo: https://thoaihoacotsong.vn
-
Tổng hợp cách chữa đau lưng sau sinh tốt nhất
Tuesday 2 April 2019 - no comments
Chọn cách chữa đau lưng sau sinh là rất quan trọng vì đây là tình huống thường xuyên mà nhiều người gặp phải sau khi "vượt cạn". Những biện pháp khắc phục đau lưng sau sinh này phải an toàn và nhẹ nhàng, và đặc biệt không gây ra bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào vì chúng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ sơ sinh sau đó.
Cách chữa đau lưng sau sinh tốt nhất
Cách giảm đau lưng sau sinh bằng massage
- Sau khi sinh con, bạn nên dành thời gian để massage. Massage không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có chức năng giảm bớt lo lắng, mệt mỏi và giúp tâm hồn thư giãn, đặc biệt là đau lưng sau khi sinh. Bạn cần đến các trung tâm massage uy tín để được chăm sóc tốt nhất.
- Massage vừa phải ở thân, vai và gáy sẽ kích thích lưu lượng máu, giảm thiểu đau nhức hiệu quả.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị đau lưng bên trái, bên phải phổ biến
Chữa đau lưng sau khi sinh với các bài tập thể dục
Chỉ với một vài động tác tập thể dục đơn giản hàng ngày, hoặc các bài tập yoga có tác động tuyệt vời trong điều trị đau lưng sau sinh ở phụ nữ.
- Các bà mẹ đặt lưng xuống đất hoặc trên mặt phẳng, lưng thẳng, chân cong, bàn chân đặt trên mặt sàn
- Duy trì hai tay thả lỏng và thẳng, thở nhẹ nhàng, ôm bụng, nâng mông và từ từ thở ra bằng miệng. Giữ động tác này trong khoảng 3-5 giây, thực hiện khoảng 10 lần mỗi khi tập và ngày tập 2 lần
Nhưng, những chuyển động đơn giản này chỉ có hiệu quả trong điều trị đau lưng bất cứ khi nào bạn bị đau vừa. Trong trường hợp bệnh nặng, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Giữ tâm lý thoải mái
- Tâm lý sau khi sinh rõ ràng là rất mệt mỏi và căng thẳng là điều mà chị em phụ nữ nào cũng gặp. Tuy nhiên, điều này không tốt cho sức khỏe và tâm lý cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đau lưng sau sinh.
- Chính trong suy nghĩ, tinh thần bị ảnh hưởng, sẽ dễ dàng làm cho cơn đau lưng sau sinh trở nên tồi tệ hơn. Đau lưng cũng có thể gây ra một số bệnh khác nhau mà các bà mẹ không thể biết.
- Vì vậy, các mẹ nên tiếp tục giữ tâm lý an toàn và thoải mái để chăm sóc bản thân và con một cách tốt nhất.
Tìm hiểu thêm đau lưng dưới là bệnh gì
Giảm đau lưng sau sinh bằng cách giảm cân
- Khi các bà mẹ tương lai cần tiêu thụ rất nhiều, hãy ăn tất cả các loại bữa ăn bổ dưỡng để tốt cho cơ thể của chính họ và con của họ. Vì vậy, rất nhiều bà mẹ khi mang bầu, tăng cân là cực kỳ nhanh chóng và đôi khi không thể kiểm soát được. Sau khi sinh, trọng lượng không giảm nhiều nhưng có thể tiếp tục tăng.
- Do trọng lượng của cơ thể là một lý do gây ra đau lưng, đau cột sống sau khi sinh mà rất nhiều bà mẹ không phát hiện ra. Do đó, sau khi sinh em bé, các mẹ nên áp dụng một kế hoạch ăn kiêng đúng đắn và tập thể dục thường xuyên hàng ngày. Bởi vì điều này, nó không giúp bạn trở lại hình dáng thon thả ban đầu, mà nó sẽ giúp xua tan cơn đau lưng, làm cho bạn thoải mái hơn.
- Nhưng các bà mẹ không nên quá lo lắng về việc giảm cân, giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường tập thể dục nhẹ để đạt được kết quả tốt nhất.
Cùng với 3 gợi ý giảm đau lưng đơn giản đã nói ở trên, các mẹ cũng cần chú ý thêm một vài điều sau
“Tìm hiểu đau lưng khi ngủ dậy”
- Tắm nước ấm áp giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh, giảm đau nhức ở thân, tay chân, lưng và vai.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng
- Chú ý đến tư thế khi cho con bú: ngồi thẳng lưng và đặt chân lên một chiếc ghế cao vừa phải. Em bé bú lâu có thể thay đổi tư thế, nhưng vẫn phải giữ lưng thẳng để giảm đau lưng …
Lời Kết
Trên đây là những cách chữa đau lưng sau sinh đơn giản mà hiệu quả, các bà bầu nên chú ý áp dụng ngay từ bây giờ để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc bên gia đình.
-
Friday 28 December 2018 - no comments
Khám chữa đau thần kinh tọa ở đâu? Cơ sở y tế, đơn vị nào tốt? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh khi không may mắc phải bệnh đau thần kinh tọa. Hiện nay có rất nhiều những cơ sở y tế khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương hệ thống bệnh viện tư nhân, phòng khám đông y, trị liệu quốc tế… đều có thể thực hiện khám và chữa trị cho bệnh nhân đau thần kinh tọa. Vậy cơ sở nào tốt, và dựa trên tiêu chí nào để đánh giá tốt, hãy cùng theo dõi bài dưới đây để có thêm thông tin
Khi nào cần khám chữa đau thần kinh tọa
► Đau thần kinh tọa dễ dàng nhận biết bởi những cơn đau dọc theo hướng đi của dây thần kinh tọa, đau xuất phát tại cột sống thắt lưng và di chuyển tới mặt ngoài của đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và cho tới tận ngón chân.
► Triệu chứng thường xuất hiện đột xuất, ngay sau khi gắng sức làm việc gì đó hoặc là sang chấn vùng thắt lưng.
► Lúc này bệnh nhân cần ngay lập tức đi khám với bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp để có thể nhận được hướng xử lý kịp thời.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tim-nguyen-nhan-trieu-chung-de-chua-dau-than-kinh-toa-490192.html
Muốn biết chữa đau thần kinh tọa ở đâu tốt, cơ sở y tế phải đảm bảo đủ 4 yếu tố sau:
- Cơ sở khám chữa có uy tín lâu năm, thế mạnh trong chuyên môn khám chữa những bệnh lý về cột sống sẽ giúp cho bệnh nhân có được phương án điều trị tốt nhất nhờ vào sự kết hợp cả chuyên môn lẫn trang thiết bị tiên tiến, hiện đại chẩn đoán tốt.
- Có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao về điều trị bệnh thần kinh cột sống, cơ xương khớp, đau dây thần kinh tọa.
- Có hệ thống thiết bị tân tiến, hiện đại để có thể giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa chính xác nhất. Những thiết bị quan trọng giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh đó chính là máy chụp X-Quang, Cộng hưởng từ (MRI)
- Hỗ trợ sau điều trị
Để việc chữa trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất, thì cần phải có sự hỗ trợ của những biện pháp y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Chính vì thế, ở những cơ sở y tế khám chữa bệnh lớn thường sẽ có sự kết hợp những biện pháp điều trị y học hiện đại và cổ truyền để làm tăng độ hiệu quả.
Lưu ý: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cũng nên tham khảo quy trình điều trị sau:
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được sự tư vấn kịp thời
- Thực hiện chụp chiếu, làm xét nghiệm theo sự chỉ định của bác sĩ
- Lắng nghe kỹ càng những vấn đề được tư vấn đề có thể hiểu được chính xác được tình trạng bệnh của mình
- Chọn lựa đúng biện pháp điều trị sao cho phù hợp nhất
- Chọn lựa cơ sở khám chữa đau thần kinh tọa ở trung tâm lớn, uy tín để có thể thực hiện việc chữa trị tốt nhất (phần lớn là điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, có rất ít (<10%) số trường hợp cần phải dùng đến phẫu thuật).
Chữa đau thần kinh tọa ở đâu là tốt ở Hà Nội
Dưới đây là danh sách 7 trung tâm chữa đau thần kinh tọa tốt nhất tại Hà Nội
- Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
► Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
► Điện thoại: 024 6278 4146
► Website: benhvien108.vn
- Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai
► Địa chỉ: Tầng 2 Nhà P - Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
► Điện thoại: 024 4329 0484
► Website: coxuongkhopbachmai.org
- Khoa Nội thần kinh (A4) - Bệnh viện Quân y 103
► Địa chỉ : Số 261 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội
► Website: benhvien103.vn
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
► Địa chỉ: Số 52 – Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
► Điện thoại: 0243 7757 099
- Phòng khám Đa khoa Vietlife
► Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
► Điện thoại: 0243 942 5666 - 0243 942 3666
- Bệnh viện Thanh Nhàn
► Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương
► Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
-
Friday 28 December 2018 - no comments
Khám chữa đau thần kinh tọa ở đâu? Cơ sở y tế, đơn vị nào tốt? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh khi không may mắc phải bệnh đau thần kinh tọa. Hiện nay có rất nhiều những cơ sở y tế khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương hệ thống bệnh viện tư nhân, phòng khám đông y, trị liệu quốc tế… đều có thể thực hiện khám và chữa trị cho bệnh nhân đau thần kinh tọa. Vậy cơ sở nào tốt, và dựa trên tiêu chí nào để đánh giá tốt, hãy cùng theo dõi bài dưới đây để có thêm thông tin
Khi nào cần khám chữa đau thần kinh tọa
► Đau thần kinh tọa dễ dàng nhận biết bởi những cơn đau dọc theo hướng đi của dây thần kinh tọa, đau xuất phát tại cột sống thắt lưng và di chuyển tới mặt ngoài của đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và cho tới tận ngón chân.
► Triệu chứng thường xuất hiện đột xuất, ngay sau khi gắng sức làm việc gì đó hoặc là sang chấn vùng thắt lưng.
► Lúc này bệnh nhân cần ngay lập tức đi khám với bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp để có thể nhận được hướng xử lý kịp thời.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tim-nguyen-nhan-trieu-chung-de-chua-dau-than-kinh-toa-490192.html
Muốn biết chữa đau thần kinh tọa ở đâu tốt, cơ sở y tế phải đảm bảo đủ 4 yếu tố sau:
- Cơ sở khám chữa có uy tín lâu năm, thế mạnh trong chuyên môn khám chữa những bệnh lý về cột sống sẽ giúp cho bệnh nhân có được phương án điều trị tốt nhất nhờ vào sự kết hợp cả chuyên môn lẫn trang thiết bị tiên tiến, hiện đại chẩn đoán tốt.
- Có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao về điều trị bệnh thần kinh cột sống, cơ xương khớp, đau dây thần kinh tọa.
- Có hệ thống thiết bị tân tiến, hiện đại để có thể giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa chính xác nhất. Những thiết bị quan trọng giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh đó chính là máy chụp X-Quang, Cộng hưởng từ (MRI)
- Hỗ trợ sau điều trị
Để việc chữa trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất, thì cần phải có sự hỗ trợ của những biện pháp y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Chính vì thế, ở những cơ sở y tế khám chữa bệnh lớn thường sẽ có sự kết hợp những biện pháp điều trị y học hiện đại và cổ truyền để làm tăng độ hiệu quả.
Lưu ý: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cũng nên tham khảo quy trình điều trị sau:
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được sự tư vấn kịp thời
- Thực hiện chụp chiếu, làm xét nghiệm theo sự chỉ định của bác sĩ
- Lắng nghe kỹ càng những vấn đề được tư vấn đề có thể hiểu được chính xác được tình trạng bệnh của mình
- Chọn lựa đúng biện pháp điều trị sao cho phù hợp nhất
- Chọn lựa cơ sở khám chữa đau thần kinh tọa ở trung tâm lớn, uy tín để có thể thực hiện việc chữa trị tốt nhất (phần lớn là điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, có rất ít (<10%) số trường hợp cần phải dùng đến phẫu thuật).
Chữa đau thần kinh tọa ở đâu là tốt ở Hà Nội
Dưới đây là danh sách 7 trung tâm chữa đau thần kinh tọa tốt nhất tại Hà Nội
- Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
► Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
► Điện thoại: 024 6278 4146
► Website: benhvien108.vn
- Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai
► Địa chỉ: Tầng 2 Nhà P - Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
► Điện thoại: 024 4329 0484
► Website: coxuongkhopbachmai.org
- Khoa Nội thần kinh (A4) - Bệnh viện Quân y 103
► Địa chỉ : Số 261 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội
► Website: benhvien103.vn
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
► Địa chỉ: Số 52 – Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
► Điện thoại: 0243 7757 099
- Phòng khám Đa khoa Vietlife
► Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
► Điện thoại: 0243 942 5666 - 0243 942 3666
- Bệnh viện Thanh Nhàn
► Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương
► Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội