Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Tuesday 7 May 2019

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa gây đau nhức cột sống thắt lưng lan xuống hông, sau mông đùi, khoeo chân và gót chân. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc di chuyển, công việc, sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây đau thần kinh tọa? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng những chuyên gia của Việt Nam Forestry tìm hiểu ngay sau đây nhé!

 

 

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ tủy sống đến hông và mặt sau của cẳng chân. Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép.

Đây là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý về dây thần kinh, chứ không phải là một loại bệnh, thường được kiểm soát sau thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.

 

Xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/than-kinh-toa/dau-nhuc-tu-mong-xuong-bap-chan/

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Các triệu chứng dấu hiệu đau dây thần kinh tọa điển hình bao gồm:

  • Đau lưng dưới kéo dài qua hông và mông, xuống một chân.
  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
  • Có thể bị tê chân như bị kiến cắn, châm chích.
  • Cơn đau có thể nhẹ, đau nhức buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.
  • Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể gây khó khăn khi di chuyển, thậm chí không đi lại được.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Nguyên nhân phổ biến nhất chính là thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như tấm đệm giữa các đốt sống của cột sống. Những đĩa này trở nên yếu hơn khi già đi và dễ bị tổn thương hơn. Khi đĩa đệm cột sống lồi ra và chèn ép vào rễ dây thần kinh sẽ gây đau thần kinh tọa.

Hẹp cột sống

Sự hao mòn tự nhiên của đốt sống có thể dẫn đến hẹp ống sống. Hẹp ống sống có thể gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa, gây đau thần kinh tọa, thường gặp ở người cao tuổi trên 60 tuổi.

Khối u cột sống

Trong một số ít trường hợp, đau thần kinh tọa có thể do các khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo tủy sống hoặc dây thần kinh tọa. Khi một khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên các dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.

Viêm khớp thoái hóa

Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Khi bị viêm khớp, thoái hóa sẽ gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa.

Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê là cơ tìm thấy sâu bên trong mông. Nó kết nối cột sống dưới với xương đùi trên và chạy trực tiếp qua dây thần kinh tọa. Nếu cơ này đi vào co thắt, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa, gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa. Hội chứng cơ hình lê phổ biến hơn ở phụ nữ

Chấn thương hoặc nhiễm trùng

Các nguyên nhân khác của đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương.

Nói chung, bất kỳ tình trạng kích thích hoặc nén dây thần kinh tọa có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa.

Một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể của đau thần kinh tọa có thể được tìm thấy.

Đối tượng dễ bị đau dây thần kinh tọa

  • Những người ở độ tuổi từ 30 – 50.
  • Phụ nữ mang thai dễ gặp phải do áp lực lên dây thần kinh tọa từ tử cung.
  • Người mắc các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp cột sống…

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

Gồm bác sĩ khám và chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ khám

Để chẩn đoán đau dây thần linh tọa, bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh. Các câu hỏi như: Cơn đau nằm ở vị trí nào? Nó bắt đầu như thế nào?

Bác sĩ có thể yêu cầu ngồi xổm, đi bằng ngón chân, gót chân hoặc nâng cao chân mà không uống cong đầu gối. Đây là cách giúp bác sĩ xác định có thể là dây thần kinh tọa bị kích thích hay không?

Chẩn đoán hình ảnh

Kết hợp với khám là dùng hình ảnh để chẩn đoán. Có thể bác sĩ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để biết thêm thông tin về vị trí, nguyên nhân dây thần kinh tọa bị kích thích. Bao gồm:

  • Chụp X – quang: Xác định bất thường xương nhưng không thể phát hiện các vấn đề về thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Dùng thuốc nhuộm tương phản để thu về hình ảnh của tủy sống và dây thần kinh. Nhờ đó xác định nguyên nhân đau thần kinh tọa và có hướng điều trị.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thấy được sự liên kết của các đốt sống, dây chằng và cơ bắp.

 

Biến chứng đau thần kinh tọa

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần và không gây hại lâu dài. Tuy nhiên, trong một số rất ít trường hợp, có thể xảy ra biến chứng mất kiểm soát bằng quang hoặc ruột. Khi đó, cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức, tránh hậu quả vĩnh viễn

 

Comment